Bệnh tai xanh còn gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS)
Nguyên nhân: Bệnh do virut Lelystad thuộc học Tagaviridae gây ra. Hiện nay có nhiều chủng gây bện trên heo. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam năm 1987 trên đàn heo nhập từ Mỹ ( 10/51 heo con co huyết thanh dương tính với bệnh này). Tháng 3 năm 2007 bệnh tái xuất hiện ở một số tỉnh thành phía Bắc và sau đó bệnh lan rộng ở một số tỉnh miền Trung, miền Tây… gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Triệu chứng:
1. Heo nái:
Nái kém ăn hoặc đột ngột bỏ ăn, mệt mỏi, thở khó, ho ( Viêm phổi)
Cương mạch hay tụ huyết ở tai ( tai xanh ), mũi, đuôi ( chiếm tỷ lệ 1 -2 % heo nhiễm bệnh)
Xảy thai ở nhiều giai đoạn, nhưng thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc gây đẻ non, thai gỗ, heo con còn sống rất yếu ớt, khó nuôi.
Nái bỏ ăn nhiều ngày, mất sữa, chậm động dục lại.
2. Heo nọc:
Mệt mỏi, lờ đờ, có biểu hiện tai xanh, giảm tinh hăng của đực giống, chất lượng tinh bị ảnh hưởng.
3. Heo con:
Ủ rũ, bú ít, tỷ lệ chết sau khi sinh cao, heo con yếu ớt, bẹt hai chân sau.
Thủy thủng ở mí mắt, xù lông, da tái xanh.
Tiêu chảy phân lỏng, màu nâu đỏ hoặc xám.
Chảy máu ở rốn.
4. Heo cai sữa và heo thịt
Heo đột ngột ủ rũ, ăn ít, da ửng đỏ, ngủ nhiều và có biểu hiện hô hấp như ho, thở khó, thở bụng…
Chẩn đoán:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, triệu chứng sẩy thai ( chiếm khoảng 8%), tỷ lệ heo con chết lúc sanh cao ( khoảng 20%), tỷ lệ heo con chết trước cai sữa cao ( khoảng 26%). Heo thịt da ửng đỏ bỏ ăn đồng loại, có triệu chứng hô hấp như ho, thở bụng.
Phòng bệnh:
+ Phòng bằng Vaccin: Hiện nay trên thị trường có nhiều vaccine phòng bệnh tai xanh đang được lưu hành. Nên chích vaccine theo lịch như sau:
Heo nái: Chích cách nhau 3 tháng một lần.
Heo con: Chích lúc 3-4 tuần tuổi.
+ Phòng bệnh bằng vệ sinh và thuốc sát trùng:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng phải giữ khô ráo, thoáng mát. Không cho người lạ ra vào khu vực chăn nuôi.
Sát trùng chuồng định kỳ:
Điều kiện bình thường: Phun sát trùng 2 lần mooaxi tuần.
Điều kiện có nguy cơ nhiễm bệnh: Phun mỗi ngày 1 lần.
Đang xảy ra dịch bệnh: Phun mỗi ngày 1-2 lần.
Phòng bằng cách tăng cường miễn dịch
Tăng cường dinh dưỡng cho heo: Nuôi dưỡng các loại heo đúng khẩu phần, uống đủ nước sạch và mát.
Trộn vào thức ăn: Vitamin C, Glucan... để tăng cường miễn dịch.
Trị bệnh:
Không có thuốc đặc trị. Vì vậy khi có dịch bệnh cần áp dụng các biện pháp sau để ngăn chặn bệnh và chống bội nhiễm kế phát.
Tăng cường miễm dịch; Vitamin C, Glucan trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống hoặc chích bắp.
Tránh bội nhiễm các loại bệnh khác có thể chích kháng sinh như: Nên chọn lựa kháng sinh có thời gian lưu lại trong cơ thể lâu để chích như: Tulavitryl chỉ cần chích một lần duy nhất, nên lặp lại sau 8 ngày cho những con còn triệu chứng bệnh nặng.
Chích ketovet mỗi ngày.
Có thể trộn thêm kháng sinh vào thức ăn như: Tylan 40 sulphaG, Tiamulin 10%, Flopenicol...để chống bội nhiễm.
Cần phải kiên trì điều trị trong thời gian 7-15 ngày. Do hệ thống miễn dịch bị suy giảm nhiều nên diễn biến tình trạng bệnh kéo dài, lâu khỏi. Thông thường từ 7 -15 ngày sau khi phát bệnh heo mới ăn lại bình thường. Heo con theo mẹ và heo sau cai sữa tỷ lệ chết cao ( có thể trên 50%), heo thịt tỷ lệ chết thấp ( khoảng 5%). Tùy theo chủng độc lực cao hay thấp.