Minh Hieu - Hung Yen Co., Ltd
Phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, thiếu vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất… nên các doanh nghiệp sản xuất TĂCN trong nước luôn chịu sức ép cạnh tranh lớn. họ rất cần chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất TĂCN có thương hiệu trong nước từng thẳng thắn chia sẻ, một trong những khó khăn nhất của người chăn nuôi phải mua giá cao từ 10 - 15% so với giá xuất bán tại các nhà máy vì quy mô nhỏ, lại phụ thuộc vào tiền đầu tư của các đại lý và nhà phân phối TĂCN. Đây là yếu tố chính làm cho giá thức ăn của người chăn nuôi sử dụng cao hơn mặt bằng chung trong khu vực. Hiện tại một số ít các trang trại lớn có đủ quy mô và tiềm lực tài chính đã gắn kết với các nhà TĂCN, trở thành các mắt xích trong chuỗi liên kết thì giá thức ăn sử dụng cũng đã tiệm cận với giá của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện giá TĂCN trong nước vẫn còn cao. Ảnh Masan
Ông Nguyễn Như So, Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu, hiện nay Hiệp hội và các doanh nghiệp trong nước đang tích cực liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, để cùng hợp tác vận chuyển nguyên liệu trên tàu có trọng tải lớn, nhằm giảm giá thành logistics. Các doanh nghiệp sản xuất cần tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ và tìm các thị trường mới cung cấp nguyên liệu sản xuất (như Australia, Ucraina...) với giá tốt.
Để sản phẩm TĂCN giữ vững thị trường nội địa cần phải có sự chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến TĂCN, để hàng hóa sản xuất ra phục vụ ngay trong vùng và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, đồng thời giảm chi phí vận chuyển thức ăn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi. Mặt khác, phải có chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng hệ thống khép kín “sản xuất - tiêu thụ”, hiện đại và hiệu quả.
Doanh nghiệp mong muốn, nhà nước cần có quy hoạch cho vùng nguyên liệu, đồng thời có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước vay vốn đầu tư tạo vùng nguyên liệu, từ đó, thu hút ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp trong nước vào đầu tư, nghiên cứu, sản xuất TĂCN. Cùng với đó, có những định hướng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất để các doanh nghiệp trong nước có đủ nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài có thể tràn vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động khai thác tối đa nguồn nguyên liệu giàu đạm, đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất hóa dược, khoáng, vi lượng, vi sinh, enzyme, công nghệ sinh học tạo nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước.
Mặc dù số lượng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi khá nhiều, song doanh nghiệp trong nước chưa làm chủ được thị trường, thậm chí công suất hoạt động còn đang có xu hướng bị cắt giảm, thu hẹp thị phần. Trong khi công suất sản xuất của các cơ sở chế biến có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60% - 65% tổng sản lượng TĂCN sản xuất ra. Với chênh lệch về thực lực sản xuất như vậy, đứng trước khó khăn về nguồn cung nguyên liệu như hiện tại, rõ ràng doanh nghiệp sản xuất TĂCN Việt đang chịu những rủi ro tiềm tàng không nhỏ. Do đó, cần có các biện pháp quản lý TĂCN bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn; tăng cường công tác quản lý điều kiện sản xuất, kinh doanh và hậu kiểm chất lượng sản phẩm. Có cơ chế quản lý việc cân đối sản lượng TĂCN trong nước với tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm. Nghiên cứu, đẩy nhanh sản xuất thức ăn cho đàn gia súc bằng việc quy hoạch vùng trồng cỏ, sử dụng sản phẩm từ trồng trọt; chế biến thức ăn bổ sung nâng cao…